Thiết bị bếp công nghiệp, setup bếp nhà hàng, gia công inox: tháng 6 2012

Cách rửa rau sạch

Rửa rau thế nào là đúng cách?

Tôi thấy rất lo trước tình trạng ngộ độc thuốc trừ sâu từ rau quả, thậm chí rửa rồi vẫn còn chất độc bám trên lớp vỏ. Vậy rửa rau quả thế nào để đảm bảo an toàn?

Tiến sĩ Đỗ Quang Huy, Đại học bách khoa Hà Nội cho biết: Theo nhiều nghiên cứu cũng như quan sát bằng mắt thường có thể thấy, phần núm quả hay kẽ lá là nơi lưu giữ hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng nhiều nhất bởi lẽ chỗ đó thường lõm lại. Khi rửa, người ta thường không hay chú ý đến phần đó.
Vì thế, nên ngâm rau rồi hãy rửa. Rau quả trên bề mặt có lớp biểu bì, nơi thấm hút rất nhiều hoá chất khi tưới lên. Vì vậy, ngâm, rửa rau sẽ loại bỏ phần lớn các chất này.

Nhưng quan điểm cá nhân tôi, tốt nhất sau khi rửa vẫn nên ngâm rau trong nước muối nhạt hoặc thuốc tím. Bởi lẽ, muối làm tăng quá trình hoà tan, khuyếch tán các chất độc, đẩy các chúng ra theo nước. Còn thuốc tím (KMnO4) là chất ôxy hoá mạnh, các tác dụng ôxy các chất hữu cơ (chính là thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất kích tích tăng trưởng...) tạo ra các chất khác ít độc hơn.

Còn theo tài liệu của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cần nhớ nằm lòng câu tục ngữ khi chọn mua hoa quả: "Mua cá thì phải xem mang, mua bầu xem cuống mới toan không nhầm".
(Theo VnExpress)

Bí quyết giữ dinh dưỡng khi nấu ăn

     
  Để giữ được dinh dưỡng trong các món rau bạn nấu, bạn hãy nhớ một nguyên tắc: Càng tác động ít, càng có lợi nhiều. Khi luộc rau trong một nồi nước đầy, bạn sẽ làm mất đi nhiều hơn các chất dinh dưỡng của rau cụ thể là các vitamin hòa tan trong nước như vitamin C và folate. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn giữ lại các chất dinh dưỡng trong rau khi bạn nấu.
      Vỏ và lá: Hầu hết các vitamin và chất dinh dưỡng trong rau quả được tìm thấy trong vỏ và lá. Do vitamin hòa tan trong nước, bạn nên làm sạch rau quả bằng cách cọ rửa bằng bàn chải mềm và một chút nước. Bằng cách này bạn sẽ không phải gọt vỏ các loại củ như khoai tây, hoặc cà rốt, và bạn sẽ giữ tất cả các vitamin có chứa trong đó. Cả những chiếc lá của cây củ cải hoặc củ hành cũng rất giàu vitamin A, canxi và sắt, bạn cũng nên nấu chúng cho bữa ăn của mình.
   Hấp: Hãy nhớ rằng, thời gian hấp và lượng nước ít nhất có thể sẽ tốt cho việc giữ lại màu sắc và nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể. Vì vậy bạn nên hấp rau, chiên hoặc nấu bằng lò vi sóng. Nếu bạn không có dụng cụ luộc, hãy cho thật ít nước, đậy nắp nồi, hơi nước sẽ hình thành và giảm thời lượng nấu.
  Thái: Thái rau của bạn thành từng miếng lớn. Điều này giúp làm giảm sự mất mát vitamin khi nấu, bởi vì sẽ có ít là bề mặt rau củ tiếp xúc hơn khi chúng được nấu. Nếu bạn có thể luộc khoai tây của bạn với cả vỏ để ngăn lượng kali tan vào trong nước.
  Tốc độ: Các loại như súp lơ xanh, đậu ván, đậu xanh, măng tây phải được nấu chín càng nhanh càng tốt. Không giống như khoai tây, cà rốt, bạn chỉ cần nấu vừa chín tới. Nấu quá nhừ chúng sẽ tiêu diệt vitamin B và C có trong những loại này.

   Món hầm và nước sốt: Bạn nên giữ lại nước luộc rau để sau đó có thể dùng vào món khác, vì chúng đã giữ lại phần nào dinh dưỡng trong đó. Có thể làm cho món hầm hoặc nước sốt. Nếu chưa dùng ngay bạn có thể giữ trong tủ lạnh.

Mẫu Đơn Đỏ Sưu Tầm và Dịch

Cách chọn thực phẩm đông lạnh


 Khi mua thực phẩm đông lạnh bạn cần lưu ý đầu tiên là phải chọn những sản phẩm có hướng dẫn sử dụng.
   
Đối với các loại thực phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến đựng trong các loại bao bì nhựa (PE hoặc PA), có 2 cách lưu trữ:

- Thực phẩm trữ mát: thịt nguội, giò, chả,... trữ đông từ 0-5 độ C.

- Thực phẩm đông lạnh: chả giò, thuỷ hải sản,... trữ đông từ - 25 đến - 18 độ C.

 Thực phẩm đã cấp đông khi rã đông phải chế biến ngay và không nên tái đông trở lại.

Đối với thức ăn còn lại, không nên để bên ngoài quá lâu nếu muốn trữ đông trong tủ lạnh (cho phép trong một vài giờ). Nên che đậy và đóng gói cẩn thận và chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần, nên đun kỹ thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn lại trong thức ăn.

Sưu tầm


Thép Không rỉ là gì ?

 Thép không rỉ

Thép không gỉ hay còn gọi là inox là một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Nó ít bị biến màu hay bị ăn mòn như thép thông thường khác. Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Vào năm 1913, ông Harry Brearley đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).
Khả năng chống lại sự oxy hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim (nhỏ nhất là 13% và có thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hoá của crôm thường là crôm ôxit(III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu; lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Có thể thấy hiện tượng này đối với một số kim loại khác như ở nhôm và kẽm.
Khi những vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông và đinh tán thì lớp ôxit của chúng có thể bị bay mất ngay tại các vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng ra thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn. Với tính chất này, thép không gỉ có đặc tính: Tốc độ hóa bền rèn cao, Độ dẻo cao hơn, Độ cứng và độ bền cao hơn, Độ bền nóng cao hơn, Chống chịu ăn mòn cao hơn, Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn. Hiện, thép không rỉ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam từ các sản phẩm gia dụng đến công nghiệp và chuyên dụng.


THIẾT BỊ SƠ CHẾ

THIẾT BỊ BẾP

Xem tất cả THIẾT BỊ BẾP »

THIẾT BỊ LẠNH

THIẾT BỊ LÀM BÁNH

HỆ THỐNG HÚT KHÓI

BÀN GHẾ INOX

Xem tất cả BÀN GHẾ INOX »
Công ty chúng tôi rất mong muốn được gặp gỡ trao đổi cùng Quý Khách Hàng.
Việc tư vấn là hoàn toàn miễn phí.

Quy Trình Làm Việc :

- Khách hàng cung cấp bản vẽ ( Mặt bằng khu bếp )

- Công ty sẻ tư vấn giải pháp cho khách hàng.

- Khảo sát thực tế mặt bằng công trình.

- Thiết kế quy trình, lên danh mục thiết bị bếp cho toàn bộ hệ thống.

- Gặp khách hàng để thuyết trình và trao đổi cụ thể về giải pháp được công ty tư vấn, từ đây sẻ đưa ra giải pháp tối ưu nhất

- Chỉnh sửa lại bản vẽ theo nội dung 2 bên trao đổi và chốt lại.

- Công ty tiến hành gửi bảng báo giá cho khách hàng.

- Hai bên trao đổi thỏa thuận về giá và các điều kiện do 2 bên đưa ra.

- Tiến hành ký hợp đồng.

- Công ty cử cán bộ nhân viên đến công trình phối hợp với bộ phận xây dựng để thi công hệ thống cung cấp gas, nước, điện, hút khói cho hệ thống bếp.

- Gia công và lắp đặt thiết bị

- Vận hành chạy thử thiết bị.

- Hướng dẫn sử dụng và vận hành hệ thống cho khách hàng.

- Tiến hành nghiệm thu và bàn giao toàn bộ thiết bị cho khách hàng đưa vào sử dụng.


Chia sẻ trang này